7 tác dụng của việc chơi Piano có thể bạn chưa biết

23-06-2018 - 1876 views - Admin - 0

1. Phát triển khéo léo

Chơi piano có tác dụng phát triển sự khéo léo của bạn. Nhìn thì có vẻ như là bạn chỉ cần bấm các phím đàn là sẽ tạo nên một bản nhạc hoàn chỉnh, nhưng thật ra để chơi với một sự chính xác cao và “truyền cảm” cần rất nhiều thời gian và cảm xúc cá nhân.

2. Tạo niềm vui, giảm căng thẳng, mang lại cho bạn sự hài lòng

Học chơi một nhạc cụ mang đến rất nhiều niềm vui trong cuộc sống của bạn. Âm nhạc có chất lượng đặc biệt để mang lại niềm vui, hòa bình và giúp nâng đời sống tinh thần và làm cho cuộc sống thú vị hơn với tất cả mọi người.
Nhạc công piano Emily Singers, trong bài viết có tựa đề: “12 lý do bạn nên học chơi piano”, viết rằng chơi đàn piano có thể mang lại cảm giác hài lòng thực sự. “Đó thực sự là một trong những điều thỏa mãn nhất mà bạn có thể làm”.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu về lợi ích của âm nhạc đã khẳng định rằng, chơi một nhạc cụ thường xuyên có thể giúp làm giảm stress, rằng chơi một nhạc cụ giúp ích trong việc làm giảm nhịp tim và huyết áp, và chính vì thế sẽ dẫn đến giúp giảm sự căng thẳng, làm cho chúng ta cảm thấy thoải mái. Nhac sỹ Michael Jolkovski, một nhà tâm lý học đã phát biểu rằng âm nhạc cũng giúp trong việc giảm căng thẳng bằng cách giúp mọi người xích lại gần bên nhau hơn.
Chơi piano hay các nhạc cụ khác bạn được gặp gỡ nhiều người hơn. Với trẻ em, âm nhạc có thể giúp phát triển các kỹ năng xã hội. Maestro Eduardo Marturet, một nhạc trưởng, nhạc sĩ và đạo diễn âm nhạc đã quan sát ảnh hưởng của âm nhạc đến kỹ năng xã hội của trẻ. “Về xã hội, con người tham gia vào một nhóm nhạc sẽ học được kỹ năng sống quan trọng, chẳng hạn như cách liên lạc với những người khác, cách làm việc trong một đội và cách tôn trọng và đánh giá cao khả năng của nhau cũng như phát triển các kỹ năng lãnh đạo và kỷ luật”.

3. Giúp bạn cải thiện trí nhớ, thông minh hơn và sáng tạo hơn.

Cuộc sống với nhiều khuôn mẫu đang ngăn chặn sự sáng tạo của chúng ta. Học chơi một nhạc cụ, đặc biệt là khi bạn đạt trình độ khá, có thể thúc đẩy sự sáng tạo. Bởi vì giáo dục âm nhạc làm nâng cao tinh thần tình cảm và nhận thức của bạn, bộ não được kích thích những suy nghĩ khác thường, giúp cải thiện sự sáng tạo.
Những nghiên cứu sâu rộng trong lĩnh vực âm nhạc đã chứng minh rằng, những người biết chơi nhạc cụ sẽ học giỏi hơn và đào tạo âm nhạc tốt hơn nhiều so với sử dụng máy tính trong giảng dạy. Đào tạo âm nhạc giúp tăng cường đáng kể khả năng lý luận trừu tượng của trẻ em, cũng như các kỹ năng cần thiết cho việc học toán và khoa học. Những người được giáo dục âm nhạc thường thông minh hơn những người khác.
Học chơi một nhạc cụ khiến bạn phải sử dụng cả hai phần của bộ não của bạn và điều này giúp cải thiện trí nhớ. Các nghiên cứu  đã chỉ ra rằng sự giáo dục âm nhạc từ khi còn nhỏ giúp cải thiện khả năng học tập và trí nhớ của trẻ. Giáo dục âm nhạc cũng được liên kết với mức IQ cao hơn và sự phát triển của não tốt hơn.

4. Phát triển toán học và ngôn ngữ cho trẻ em

Trẻ em được học đàn có xu hướng thành công trong bước đường học tập hơn các trẻ em không học piano.
Kĩ năng về toán học và ngôn ngữ được phát triển mạnh hơn bên cạnh các năng khiếu về nghệ thuật và âm nhạc. Ở một số nơi trên thế giới, rất nhiều trường học đã bắt đầu nhận thấy tác dụng của việc học piano. Các nhà nghiên cứu của Đại học Californi – Mỹ kết luận rằng: Trẻ từ 3-4 tuổi được học đàn mỗi tuần sẽ phát triển khả năng giải các bài toán đố tốt hơn những đứa trẻ khác đến 34%.
Ở Alberta, Canada, khi thi đậu kì thi piano ở các lớp 6, 7, 8 tương đương với 15 tín chỉ cho cả 3 lớp học. Trên tương quan so sánh rằng 1 học sinh chỉ cần 100 tín chỉ để tốt nghiệp, thì số tín chỉ cho piano chiếm một phần không nhỏ.
Các kĩ năng và kiến thức học đàn sẽ giúp trẻ dễ dàng đón bắt âm thanh của các nhạc cụ khác. Đọc nhạc, nắm bắt các nốt, nhịp, sau đó chuyển các nốt, nhịp, sau đó chuyển các nốt, nhịp ấy lên sự di chuyển của đầu ngón tay trên bàn phím đòi hỏi trẻ phải tập trung cao độ. Chơi đàn cũng là cách rèn cho trẻ tính nghiêm túc khi nhìn nhận vấn đề.

5. Tạo sự nhịp nhàng và nhạy bén cho trẻ

Chơi piano tạo sự phối hợp nhịp nhàng trên cơ thể trẻ, khi chơi đàn thì yêu cầu người chơi phải phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt. Tay lướt trên bàn phím đàn và mắt tập trung quan sát để thao tác trên các nút chức năng của đàn. Sự phối hợp nhịp nhàng đó giúp trẻ linh hoạt, nhạy bén hơn khi tham gia các hoạt động khác trong cuộc sống

6. Giúp phát triển tối ưu tài năng của trẻ

Khi cho trẻ chơi piano hay các loại đàn khác, bạn sẽ sớm phát hiện tài năng bẩm sinh của trẻ và tạo điều kiện để con phát huy. Vói những tính năng hiện đại cùa đàn Piano kỹ thuật số Privia, bé có thể kết nối với máy vi tính để thực tập và sáng tác, Nếu chơi tốt bản nhạc đầu tiên trẻ sẽ chơi tốt những bản nahcj tiếp theo, thành công ấy sẽ giúp trẻ tự tin hơn về khả năng của chính mình.

7. Rèn luyện tính kiên nhẫn

Cũng giống như học chơi guitar, học chơi piano cũng là một quá trình liên tục, lâu dài,cần thuộc nốt, tập trung cao và phải có tính kiên nhẫn. Chính vì thế, việc học chơi một nhạc cụ có thể giúp bạn kiên nhẫn tập luyện chơi nhạc mà không mắc lỗi. Điều này phát triển đức tính kiên nhẫn.